Lễ nhập trạch là nghi thức gì và nên chuẩn bị lễ cúng ra sao?

Lễ nhập trạch là tên Hán Việt của lễ vào nhà mới, đây là một nghi thức quan trọng đối với mỗi gia đình. Không chỉ mang ý nghĩa là thông báo với thần linh cai quản mà còn là dịp để cầu bình an, thuận lợi cho gia đạo. Nghi thức này mang giá trị tinh thần rất lớn nên được chuẩn bị chu đáo là điều dễ hiểu. 

Lễ nhập trạch

Lễ vào nhà mới được rất nhiều người coi trọng và chuẩn bị lễ cúng linh đình 

Lễ nhập trạch có ý nghĩa tâm linh, tinh thần rất lớn đối với người Việt

Lễ nhập trạch là gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, bởi lẽ người ta thường sẽ nghe lễ vào nhà mới hơn là cái tên nhập trạch. Trên thực tế thì nhập trạch là từ hán việt, nhập có nghĩa là vào và trạch tức là nhà. 

Đối với người Việt Nam, vào nhà mới là một nghi lễ hết sức quan trọng, có giá trị tâm linh và tinh thần rất lớn đối với mỗi gia đình. Bởi lẽ, theo quan niệm xưa, người ta cho rằng bất cứ mảnh đất nào cũng đều sẽ có thần linh cai quản. Khi quyết định chuyển đến sinh sống ở một nơi mới thì phải làm lễ để xin phép và khai báo với thổ công nơi đó. Đây chính là ý nghĩa cốt lõi của nghi thức nhập trạch, thể hiện sự tôn trọng, thành kính với đấng thần linh, đồng thời là cầu mong phù hộ cho gia đạo êm ấm. 

Thông thường, lễ vào nhà mới sẽ được tổ chức khi căn nhà sắp hoặc đã hoàn thành. Gia chủ sẽ chuẩn bị những lễ vật cần thiết để dâng lên thần linh với nhiều lễ vật khác nhau. 

Nghi thức chuẩn bị cho ngày lễ nhập trạch sẽ bao gồm những bước nào

Để chuẩn bị cho ngày vào nhà mới, các gia chủ thường sẽ tất bận để chuẩn bị nhiều bước quan trọng. Cụ thể như là đi coi ngày giờ vào nhà, chuẩn bị mâm cúng, văn khấn ra sao,…. 

Lễ nhập trạch

Coi ngày để làm lễ vào nhà

Đối với lễ vào nhà mới, các gia chủ bắt buộc phải đi coi thầy để tìm được ngày đẹp và khung giờ thích hợp để vào nhà. Theo tâm linh thì một ngày tốt sẽ hội tụ đủ ba yếu tố là thiên thời địa lợi nhân hòa. Việc coi ngày giờ có thể giúp gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt, hợp với tuổi và mệnh của mình. Tránh được những ngày, giờ xấu có thể gây ảnh hưởng tới vận khí sau này. 

Thông thường khi đi xem ngày giờ nhập trạch, người ta sẽ dựa trên 3 yếu tố là chọn ngày hợp với hướng nhà, tuổi và mệnh của gia chủ. Người ta thường sẽ tránh vào nhà mới vào ngày sát chủ, ngày địa hỏa hay những ngày hoàng đạo không tốt. 

Chọn giờ để làm lễ vào nhà mới

Thông thường, người ta sẽ chọn giờ làm lễ nhập trạch hợp với tuổi của gia chủ. Đảm bảo giờ vào nhà phải là buổi sáng sớm hoặc là giữa trưa, tránh làm lễ vào xế chiều hoặc là buổi tối. Theo phong thủy, thời điểm tốt nhất để vào nhà là những khung giờ có dương khí cao, cụ thể là từ 9h sáng trở đi. 

Chuẩn bị lễ vật tươm tất để làm lễ nhập trạch 

Vào nhà mới là một nghi thức trọng đại, do đó nhiều người chuẩn bị lễ vật cúng rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Vậy thì trong mâm cúng nhập trạch nên có những lễ vật cơ bản nào để dâng lên thần linh? 

Đồ cúng nhập trạch thường được chia thành 3 phần, bao gồm hương hoa, ngũ quả và mâm cúng. Gia chủ có thể chia thành ba mâm nhỏ khác nhau hoặc gộp thành một mâm lớn đều được. 

Lễ nhập trạch

Lễ vật cúng nhập trạch sẽ bao gồm hương hoa, lễ mặn và ngũ quả

  • Hương hoa sẽ bao gồm hoa tươi, nhang, đèn, vàng mã, muối gạo, trầu cau
  • Ngũ quả sẽ là một mâm trái cây có nhiều loại, tùy vào từng vùng miền mà người ta sẽ chuẩn bị trái cây khác nhau. 
  • Mâm cúng mặn bao gồm bộ tam sên, gà luộc, heo quay, xôi, chè,… 

Mâm cúng có thể được chuẩn bị đơn giản nhưng quan trọng nhất là tấm lòng thành để có được sự chứng giám của đấng thần linh. 

Những điều cần lưu ý trong ngày cúng nhập trạch 

  • Sau khi thực hiện cúng nhập trạch, người ta thường sẽ mở hết cửa chính và cửa sổ trong nhà để thông gió. Thực hiện đun nước sôi và mở vòi nước sau khi vào nhà với ý nghĩa thu hút tài lộc. 
  • Nên cúng nhập trạch từ mùng 1 cho đến rằm, tránh làm lễ vào nhà mới từ giữa đến cuối tháng vì không tốt. 
  • Nên làm lễ cúng đúng giờ đã định để thu hút được vận may tốt nhất. 
  • Gia chủ làm lễ cúng ăn mặc lịch sự, có thể viết thư khấn trước hoặc học thuộc lòng để cầu khấn thành tâm, trôi chảy. 
  • Ngày vào nhà mới mọi người nên có tâm lý phấn khởi, tránh cãi nhau và nói những điều xui xẻo, không hay. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về lễ nhập trạch cũng như là nghi thức chuẩn bị. Để có một ngày nhà mới thuận lợi, chỉn chu, là khởi đầu suôn sẻ cho những ngày sau này. 

About Trần Kiến Vàng

Xin chào, Tôi là Trần Kiến Vàng - quản lý tại công ty vận tải Kiến Vàng. Tôi có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Bên cạnh đó tôi còn có kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa. Cảm ơn bạn đã ghé thăm kienvang.vn.

Check Also

văn khấn tạ bát hương 100 ngày về nhà mới

Bài văn khấn tạ bát hương 100 ngày về nhà mới chuẩn nhất

Nội dung chính1 1. Tại sao cần cúng 100 ngày bát hương?2 2. Lễ vật …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !