Mâm cơm cúng giỗ gồm có những gì?

Mỗi một năm, cứ đến ngày mất của người thân trong gia đình, con cháu đều sẽ làm một mâm cơm cúng giỗ. Có thể chuẩn bị đơn giản hoặc thịnh soạn nhưng cốt lõi vẫn là thể hiện sự thành kính, biết ơn và nhớ tới người đã khuất. Đây cũng là một dịp để người thân trong gia đình quây quần bên nhau. 

Vậy thì nên chuẩn bị mâm cơm cúng trong ngày giỗ thế nào là chuẩn phong tục nhất? Sự khác biệt giữa các vùng miền ra sao thì đừng bỏ qua phần dưới đây nhé. 

mâm cơm cúng giỗ

Mâm cơm cúng ngày giỗ được chuẩn bị sao cho đúng phong tục

Ý nghĩa quan trọng của ngày giỗ với mỗi gia đình 

Đã từ rất lâu đời, ngày giỗ đã trở thành phong tục tập quán và là nét văn hóa tốt đẹp của con người Việt. Đối với mỗi gia đình, ngày giỗ đều sẽ mang ý nghĩa quan trọng và là ngày để nhớ về người đã khuất.

Ý nghĩa của ngày giỗ là để tỏ lòng thành, lòng biết ơn và quan trọng hơn hết là sự tưởng nhớ của con cháu. Đây cũng là một dịp để người thân trong gia đình có thể quây quần, tề tựu bên nhau để ăn một bữa cơm ấm cúng. 

Nên chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ như thế nào là chuẩn phong tục? 

Cứ đến ngày giỗ mỗi năm, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên chuẩn bị mâm cơm cúng ngày giỗ thế nào. Làm sao mới đúng phong tục và thể hiện được sự thành kính của mình? 

Về cơ bản thì không có bất cứ một quy chuẩn chung nào trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ. Người ta có thể làm một mâm cúng đơn giản, đạm bạc với những món ăn hàng ngày hoặc cũng thể chuẩn bị thịnh soạn với mâm cao cỗ đầy. Như thế nào cũng được, bởi quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành và sự biết ơn trong tâm của mình. 

Tùy vào điều kiện gia đình của mỗi người cũng như là văn hóa của từng vùng miền mà người ta có thể chuẩn bị mâm cơm ngày giỗ khác nhau. Chuẩn bị đơn giản hay thịnh soạn đều được, điều cốt lõi nhất vẫn là không quên đi ngày giỗ hằng năm. 

Phần lớn các món ăn trong mâm cúng ngày giỗ sẽ là những món mặn, kết hợp cúng thêm trái cây. Với một số gia đình ăn chay thì họ sẽ chọn cúng chay trong ngày giỗ. 

mâm cơm cúng giỗ

Chuẩn bị mâm cơm cúng ngày giỗ đơn giản với các món ăn hàng ngày

Sự khác biệt ở mâm cơm cúng giỗ giữa miền Bắc – Trung – Nam? 

Mỗi vùng miền sẽ có văn hóa ăn uống và quan niệm thờ cúng khác nhau. Chính vì vậy mà mâm cơm cúng giỗ giữa ba miền Bắc, Trung, Nam cũng không hoàn toàn giống nhau. Vậy thì sự khác biệt trong cách chuẩn bị, các món ăn có trong mâm cúng giữa ba miền ra sao? 

Mâm cơm cúng ngày giỗ chuẩn miền Bắc 

Người miền Bắc thường sẽ có tính cầu kỳ và chú trọng tiểu tiết hơn hẳn so với hai vùng miền còn lại. Do vậy, mâm cúng ngày giỗ ở miền Bắc sẽ được chuẩn bị rất kỹ càng, chu đáo và đặc biệt thịnh soạn hơn hẳn. Các món ăn điển hình trên mâm cúng ngày giỗ sẽ có gà luộc, xôi gấc, giò chả, thịt đông, rau xào, canh miến,… 

Mâm cơm cúng ngày giỗ chuẩn miền Trung

Người miền Trung thường sẽ nấu các món ăn quen thuộc để làm mâm cỗ giỗ. Tùy vào điều kiện gia đình mà người ta sẽ chuẩn bị sao cho phù hợp nhất, nhưng vẫn đầy đủ. Các món thường thấy như là tôm rang, thịt bò nướng, thịt heo quay, su su xào, đậu ve xào hay canh củ hầm thịt bò,… 

Nhiều gia đình miền Trung cũng thực hiện mâm cúng giỗ cầu kỳ với mâm cao cỗ đầy cực kỳ thịnh soạn. 

Mâm cơm cúng ngày giỗ chuẩn miền Nam 

Người dân phương Nam luôn có một lối sống phóng khoáng, cởi mở và đầy thoải mái. Do vậy, trên mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam thường sẽ có phần đơn giản hơn so với hai miền còn lại. 

mâm cơm cúng giỗ

Mâm cơm cúng ngày giỗ chuẩn miền Nam với các món ăn đơn giản 

Hầu hết người miền Nam sẽ chọn những món ăn hàng ngày, quen thuộc và đơn giản. Có thể kể đến những món ăn hết sức đặc trưng như là cá lóc nướng, thịt heo cuốn bánh tráng, thịt kho tàu, bún xào lòng gà, đậu cô ve xào, bánh tét. Một món canh không thể thiếu đó là canh khổ qua nhồi thịt và một vài món gỏi. 

Có thể thấy, việc chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ thế nào, đơn giản hay thịnh soạn là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế. Đặc biệt là văn hóa vùng miền và quan niệm riêng của mỗi gia đình, không ai giống ai. 

Do vậy, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị mâm cơm cúng thế nào cũng được, có thể là món mặn, món chay. Quan trọng nhất vẫn là có lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến người đã khuất. Đó mới chính là yếu tố cốt lõi và là ý nghĩa thực sự của ngày giỗ mỗi năm. Rất hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách chuẩn bị mâm cúng ngày giỗ. 

About Trần Kiến Vàng

Xin chào, Tôi là Trần Kiến Vàng - quản lý tại công ty vận tải Kiến Vàng. Tôi có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Bên cạnh đó tôi còn có kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa. Cảm ơn bạn đã ghé thăm kienvang.vn.

Check Also

văn khấn tạ bát hương 100 ngày về nhà mới

Bài văn khấn tạ bát hương 100 ngày về nhà mới chuẩn nhất

Nội dung chính1 1. Tại sao cần cúng 100 ngày bát hương?2 2. Lễ vật …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !